Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị: Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bảo Hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên và Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo đại diện các phòng chức năng, các khoa lâm sàng có liên quan của Siêu nổ hũ .
TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
trình bày tại Hội nghị
Mở đầu Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã trình bày mục tiêu toàn cầu và khu vực về loại trừ viêm gan và tình hình tiếp cận xét nghiệm và điều trị viêm gan B, C tại Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Thúy Vân cho biết, Việt Nam có gánh nặng viêm gan virus rất cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Để giảm tỷ lệ xơ gan, ung thư gan và tử vong do HBV và HVC, cần hành động ngay, tiếp cận y tế cộng đồng và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tiến tới loại trừ viêm gan.
PGS.TS. Dương Hồng Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện báo cáo tại Hội nghị
Báo cáo về thực trạng vấn đề cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chấn đoán và điều trị viêm gan B, C tại Thái Nguyên. PGS.TS. Dương Hồng Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: Trong năm 2018, Siêu nổ hũ có 505 bệnh nhân viêm gan điều trị nội trú, trong đó viêm gan virus B là 305 chiếm 59%, viêm gan virus C là 205 bệnh nhân, chiếm 41%, 16,6% bệnh nhân viêm gan B được điều trị kháng virus và 23,7% bệnh nhân viêm gan C được điều trị kháng virus. Trong tổng số 20,929 xét nghiệm HbsAg được chỉ định sàng lọc, có 1533 xét nghiệm dương tính, chiếm tỷ lệ 7,3%. Trong 882 xét nghiệm HBV DNA được chỉ định, có 674 xét nghiệm dương tính trên ngưỡng phát hiện, chiếm tỷ lệ 76%, 12508 xét nghiệm Anti HCV được thực hiện, có 585 xét nghiệm dương tính, chiếm tỷ lệ 3,8%, 272 xét nghiệm HCV RNA được chỉ định, có 123 xét nghiệm trên ngưỡng phát hiện, chiếm tỷ lệ 45%.
Chia sẻ về những khó khăn, hạn chế trong việc quản lý và điều trị viêm gan virus, PGS.TS. Dương Hồng Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, việc quản lý điều trị viêm gan virus chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Số lượng bệnh nhân được tầm soát viêm gan virus còn chưa cao, đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh tình cờ qua khám sức khỏe hoặc thăm khám bệnh khác. Nhiều bệnh nhân được phát hiện viêm gan virus ở gian đoạn muộn, đã có biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan. Số lượng bệnh nhân được tiếp cận với chẩn đoán sớm và quảy lý điều trị còn thấp, người bệnh phải tự chi trả tiền thuốc. Nhiều bệnh nhân được hướng dẫn điều trị, song không tuân thủ điều trị tốt, dẫn đến tình trạng bùng phát virus, tái phát và là nguồn lây nhiễm ra cộng đồng.
Đề cập đến các giải pháp để tăng cường tiếp cận các dịch vụ điều trị viêm gan virus tại Thái Nguyên, PGS.TS. Dương Hồng Thái nhấn mạnh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và triển khai mạnh mẽ các hoạt động như: Tăng cường công tác tuyên truyền - thông tin - giáo dục - truyền thông về phòng, chống viêm gan virus; Giải pháp về thực hiện các chính sách xã hội; Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật… “Tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế về nâng cao kỹ năng chẩn đoán và điều trị viêm gan virus. Trong thời gian tới, Siêu nổ hũ tiếp tục phối hợp với cơ quan bảo hiểm y tế xây dựng và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ chi phí điều trị đối với bệnh viêm gan virus.” PGS.TS. Dương Hồng Thái nói.
Ông Nguyễn Hồng Trường, Phó Giám đốc Bảo Hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia trao đổi, thảo luận về những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý và điều trị viêm gan virus. Đồng thời, đưa ra các giải pháp tăng cường tiếp cận các dịch vụ điều trị viêm gan virus tại Thái Nguyên. Cũng tại Hội nghị, đại diện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý và điều trị viêm gan virus tại Bệnh viện.
Quang cảnh Hội nghị