THÔNG TIN MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH MỚI

TẠI BỆNH VIỆN NĂM 2016

Tổ Dược lâm sàng - Thông tin thuốc

1.  Piperacilin 2g +Tazobactam 0,25g (Biệt dược: Pipetazob 2,25g):

     Piperacilin+Tazobactam thuộc nhóm kháng sinh Beta-lactam có tác dụng diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian với thời gian bán thải ngắn (t1/2: 0,7 – 1,2 giờ). Phổ kháng khuẩn rộng, thuốc có tác dụng trên cả các Vi khuẩn Gram âm và Gram dương ưa khí và kỵ khí, kể cả những vi khuẩn tiết ra beta-lactamase.

a. Chỉ định:

- Chỉ định ưu tiên điều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm trong:

          + Nhiễm khuẩn huyết

          + Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện

          + Nhiễm trùng đa khuẩn

          + Nhiễm khuẩn hệ niệu biến chứng

          + Nhiễm khuẩn sản phụ khoa

- Không khuyến cáo sử dụng trong điều trị một  số nhiễm khuẩn (do chưa có dữ liệu về hiệu quả của thuốc và thuốc khó phân bố vào các tổ chức này) như:

          + Viêm tuyến tiền liệt.

          + Viêm màng não.

          + Viêm xương khớp.

- Phối hợp thuốc: Tác dụng hiệp đồng giữa Piperacilin+Tazobactam và Aminoglycosid đem lại hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa đặc biệt trên bệnh nhân suy giảm sức đề kháng và bệnh nhân viêm phổi mắc tại bệnh viện.

b. Liều dùng - Cách dùng:

  • Liều dùng:

- Người chức năng thận bình thường:

Tuổi

Liều dùng 1 lần Piperacilin+Tazobactam

Khoảng cách đưa thuốc (giờ)

Người lớn 4,5g (tương đương 2 lọ 2,25g) 6 – 8
Trẻ em > 12 tuổi 90mg/kg (tối đa 4,5g) 6 – 8
Trẻ em < 12 tuổi 90mg/kg (tối đa 4,5g) 6 – 8

- Người suy thận:

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút)

 Liều dùng 1 lần Piperacilin+Tazobactam

 Khoảng cách đưa thuốc (giờ)

Nguời lớn suy thận:
 >40  Không cần hiệu chỉnh liều  6 – 8
  20 – 40  4,5g (tương đương 2 lọ 2,25g)  8

 < 20 và bệnh nhân thẩm phân máu

 4,5g(tương đương 2 lọ 2,25g)

12

Trẻ em suy thận:
 20 – 40  90mg/kg cân nặng  8

 < 20 và bệnh nhân thẩm phân máu

 90mg/kg cân nặng

 12

- Với bệnh nhân thẩm phân máu (chạy thận nhân tạo):

      +Tổng liều: 9g (Piperacillin+Tazobactam), chia 2 lần (cách nhau 12 giờ).

      + Ngoài ra, vì một chu kỳ chạy thận 4 giờ có thể lấy đi 30-50% lượng piperacillin, nên sau mỗi chu kỳ chạy thận cần sử dụng thêm liều bổ sung 2,25g Piperacillin+tazobactam.

  • Cách dùng:

-  Đường dùng: Truyền tĩnh mạch.

-  Pha dung dịch truyền:

Hàm lượng Piperacillin+Tazobactam

Dung môi hòa tan bột tiêm

Dung môi hòa tan thành dung dịch truyền

Thời gian truyền

2,25g

10ml NCPT hoặc NaCl 0,9%

50 - 100ml NaCl 0,9%

hoặc Glucose 5%

 

30 phút

4.5g

20ml NCPT hoặc NaCl 0,9%

c. Một số lưu ý khi sử dụng:

- Thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin hoặc cephalosporin hoặc các thuốc ức chế beta-lactamase.

- Phụ nữ có thai: Chưa đủ dữ liệu đánh giá độc tính và dị tật trên thai.

- Phụ nữ cho con bú: Bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

- Theo dõi chức năng thận ở những bệnh nhân sử dụng Piperacillin+Tazobactam với Aminoglycosid.

2.  Kháng sinh Ceftizoxime 1g (Biệt dược: Ceftibiotic1g):

     Ceftizoxim thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, phổ kháng khuẩn rộng, bền với enzyme thủy phân do vi khuẩn tiết ra. Phổ kháng khuẩn ưu thế trên các vi khuẩn Gram âm và phế cầu.

a. Liều dùng:

- Người chức năng thận bình thường:

Tuổi Liều dùng 1 lần Khoảng cách đưa thuốc (giờ)
Người lớn 1-2g (tối đa 12g/ngày) 8
Trẻ em > 6 tháng tuổi 50 - 80mg/kg 6 – 8

Trẻ em < 6 tháng tuổi

Không khuyến cáo sử dụng (Chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về tính an toàn)

- Người suy thận:

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút)

Liều dùng 1 lần

Khoảng cách đưa thuốc (giờ)

Người lớn suy thận:
50 – 80 1g 8
10 – 50 1g 12
< 10 1g 24

c. Cách dùng

- Tiêm bắp sâu: Hòa tan 1g Ceftizoxim với 3ml nước cất pha tiêm, lắc đều.

- Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g Ceftizoxim với 10ml nước cất pha tiêm, lắc đều, tiêm trong 3-5 phút.

d. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:

- Thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin hoặc cephalosporin.

- Ceftizoxim được bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

- Theo dõi chức năng thận chặt chẽ ở những bệnh nhân sử dụng Ceftizoxim với Aminoglycosid. Đã có báo cáo ghi nhận sự suy giảm chức năng thận khi sử dụng chung 2 thuốc này.

3.  Kháng sinh kháng nấm Fluconazol 200mg/100ml (Biệt dược: Fluconazol)

a. Chỉ định - Liều dùng:

  • Người lớn:

- Nhiễm khuẩn huyết do Candida: Liều nạp: 800mg/lần/ngày, sau đó dùng liều duy trì: 400mg/lần/ngày.

- Nhiễm Candida da và niêm mạc: Liều nạp: 400mg/lần/ngày, sau đó dùng liều duy trì: 200mg/lần/ngày.

- Viêm thực quản do Candida: Liều nạp: 200mg/lần/ngày, sau đó dùng liều duy trì: 100mg/lần/ngày.

- Nhiễm Candida niệu: Liều nạp: 200mg/lần, sau đó liều duy trì: 100mg/lần/ngày

  • Trẻ em:

- Trẻ em < 2 tuần tuổi: 3-6mg/kg/lần, 72 giờ/lần.

- Trẻ em 2 - 4 tuần tuổi: 3-6mg/kg/lần, 48 giờ/lần

  • Bệnh nhân suy thận:

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút)

Liều dùng 1 lần

Khoảng cách đưa thuốc (giờ)

>50 Không cần hiệu chỉnh liều 24
<50 100mg 24
Sau chạy thận nhân tạo 200mg 24

b. Cách dùng: Truyền tĩnh mạch trong 60 phút

c. Một số lưu ý khi sử dụng:

- Không khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp nhiễm nấm Aspergillus.

- Khi chuyển từ đường tiêm tĩnh mạch sang đường uống hay ngược lại, không cần phải thay đổi liều hàng ngày.

- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ, do đó chỉ sử dụng khi cần thiết.

- Phụ nữ cho con bú: Bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ tương tự như nồng độ trong huyết tương. Không khuyến cáo sử dụng.