1. Vì sao nên thực hiện tầm soát ung thư?
Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Ung thư (globocan) 2020 ở Việt Nam có khoảng 182.563 ca mới mắc và 122.629 ca tử vong.
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao vì phần lớn những ca bệnh khi đến khám ung thư đã tiến vào giai đoạn cuối. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ là rất quan trọng để giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng chữa khỏi cho người bệnh.
Tầm soát ung thư tổng quát định kỳ không chỉ giúp phát hiện những dấu hiệu ung thư, mà còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, có nguy cơ phát triển thành ung thư. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra các dấu hiệu ung thư ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng nào.
2. Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, trong đó:
Dự phòng bước 1: Là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư.
Dự phòng bước 2: Là tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư.
Dự phòng bước 3: Là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Tại Việt Nam hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới dự phòng bước 3, tức là khi có bệnh mới tìm kiếm các phương pháp điều trị bệnh, giai đoạn này hầu như bệnh không còn ở giai đoạn sớm và kết quả điều trị sẽ hạn chế. Dự phòng bước 1 và dự phòng bước 2 mới là hai bước quan trọng trong dự phòng ung thư, nhiều bệnh ung thư khi được phát hiện sớm có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và kéo dài sự sống.
3. Những đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư?
– Người thường xuyên sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá
– Người mắc bệnh mạn tính về phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng…
– Người có tiền sử trong gia đình có người thân bị ung thư, nhất là quan hệ cận huyết
– Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt rối loạn, ít vận động, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi…
Theo khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ về sàng lọc phát hiện sớm ung thư:
Ung thư vú:
- Phụ nữ từ 40 đến 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú.
- Phụ nữ từ 55 tuổi nên chụp xquang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần.
- Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
- Với phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30 như: có đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25% (xác định bằng BRCAPRO), có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, hội chứng Li‐Fraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba.
Ung thư đại tràng, trực tràng và polyp:
- Người lớn từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng trung bình nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân, nếu xét nghiệm phân dương tính thì cần được nội soi đại tràng kiểm tra.
- Người trưởng thành có nguy cơ trung bình có sức khỏe tốt và tiên lượng sống thêm trên 10 năm nên sàng lọc tới 75 tuổi.
- Từ 76 đến 85 tuổi: bác sỹ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân.
- Trên 85 tuổi: không khuyến cáo sàng lọc ung thư đại trực tràng.
- Các xét nghiệm dùng để sàng lọc gồm có: Xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm (FIT) hoặc xét nghiệm tìm máu trong phân hàng năm (FOBT).
- Với những người có nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ tuổi sớm hơn:
- Bị đa polyp đại trực tràng.
- Bố mẹ hoặc anh chị em bị ung thư đại trực tràng.
- Nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán một số hội chứng liên quan đến gia đình, đặc biệt hội chứng lynch hoặc hội chứng đa polyp có tính chất gia đình.
- Mắc viêm đại tràng trong thời gian dài.
- Tiền sử xạ trị vào vùng bụng hoặc khung chậu do ung thư khác trước đó.
Ung thư cổ tử cung:
- Xét nghiệm ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ tuổi 21.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap cộng với xét nghiệm HPV được thực hiện 5 năm một lần. Nhưng cứ sau 3 năm thì bạn nên làm xét nghiệm Pap một lần.
- Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc
- Tất cả phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn nên tuân theo các khuyến nghị sàng lọc cho các nhóm tuổi của họ.
Ung thư phổi:
Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như:
- Có độ tuổi từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường
- Hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm qua
- Có tiền sử hút thuốc từ 30 bao-năm trở lên (số bao-năm= số bao hút trong một ngày x số năm hút thuốc)
Ung thư tuyến tiền liệt:
- Bắt đầu ở tuổi 50 nên được tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
- Đàn ông có cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt từ 45 tuổi.
- Với đàn ông nguy cơ cao hơn khi nhiều thành viên trong gia đình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65 thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 40.
Siêu nổ hũ là bệnh viện hạng I, tuyến cuối trong điều trị ung thư của người dân khu vực miền núi phía bắc. Không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị ung thư, trang thiết bị bệnh viện cũng được đầu tư bài bản và khép kín, bao gồm các thiết bị công nghệ cao đặc biệt như: Máy chụp mạch DSA, máy chụp cắt lớp vi tính CT 64, CT 128, máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, máy gia tốc tuyến tính Linac 6MV/IMRT, 6/15MV, máy xạ hình SPECT, hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch Achitect 2000 (Abbotte - Mỹ) giúp quá trình tầm soát và điều trị ung thư được chính xác và đạt kết quả tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã và đang triển khai chương trình khám tầm soát ung thư sớm với các gói khám từ cơ bản đến nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở các điều kiện kinh tế khác nhau.