1. Xét nghệm yếu tố kháng tân tạo mạch máu có vai trò như thế nào với thai phụ?
Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.Việc phát hiện tiền sản giật trên đối tượng thai phụ có nguy cơ nhằm phát hiện và can thiệp điều trị sớm đem lại hiệu quả điều trị dự phòng biến chứng tiền sản giật khi đẻ. Định lượng yếu tố kháng tân tạo mạch máu là một giải pháp hữu ích có giá trị ngay từ quý 1 của thai kỳ.
* PLGF ((Placental Growth Factor ): yếu tố phát triển nhau thai, hay còn gọi là yếu (tố tân tạo mạch máu) có vai trò quan trọng trong tân tạo mạch máu nhau thai.
Tuổi thai 10-14 tuần : Nồng độ PLGF: 29,4 – 185 pg/ml;
* sFlt-1 (soluble fms - like tyrosine kinase 1- tyrosine kinase 1 dạng hòa tan tương tự fms) là thụ thể yếu tố phát triển tế bào nội mạc hòa tan, có vai trò kháng tân tạo mạch máu: Tuổi thai 10 -14 tuần : Nồng độ sFlt-1 : 555- 2361 pg/ml
* Tỷ số sFlt-1/PlGF: 5,21 – 5,73
Các nghiên cứu chỉ ra trong máu thai phụ mắc tiền sản giật, PlGF và sFlt-1 biến đổi khá sớm trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng, thậm chí thay đổi ngay từ quý 1 của thai kỳ.
Ở phụ nữ Mang thai bình thường, nồng độ PLGF và sFlt-1 thay đổi qua các giai đoạn tuổi thai như sau:
* Nồng độ PLGF tăng dần và đạt đỉnh ở giữa thai kỳ rồi giảm cho đến trước khi sinh.
* SFlt-1 tương đối ổn định ở đầu thai kỳ và tăng lên ở cuối thai kỳ (khi sinh).
2. Định lượng acid uric máu:
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa acid amin có nhân purine. Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh (do cơ thể tổng hợp) và ngoại sinh (do thức ăn đưa vào). Khi các tế bào bị chết đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành Acid uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những Acid uric xuất phát từ thức ăn như thịt, cá hoặc một số con đường chuyển hóa khác thì có nguồn gốc ngoại sinh. Mỗi ngày, lượng Acid uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu là con đường chủ yếu (khoảng 80%) và 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.
Bình thường, nồng độ Acid uric máu < 420 µmol/L với nam và < 320 µmol/L với nữ. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép này thì sẽ được gọi là tăng Acid uric máu.
Ở phụ nữ mang thai: dấu hiệu tăng acid uric máu thường là một cảnh báo không tốt có thể là do các nguyên nhân sau:
(1) Do chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng không khoa học sẽ khiến cho nồng độ acid uric thai phụ tăng cao, thói quen bổ sung quá nhiều các thực phẩm giàu đạm, vitamin vì muốn đảm bảo dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc thu nạp số lượng lớn đạm trong một thời gian ngắn đã khiến cho quá trình sản sinh acid uric tăng nhanh và thận không thể hoạt động để đào thải hoàn toàn.
(2) Do mắc phải một số bệnh lý: Trong thời gian mang thai, nếu thai phụ mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, thận... làm giảm đào thải acid uric dẫn đến khả năng tăng acid uric là rất lớn.
(3) Do di truyền: tăng acid uric trước khi mang thai nhưng đến khi khám thai mới phát hiện ra.
Nồng độ acid uric cao trong ba tháng đầu mang thai có thể dẫn đến tiền sản giật và tăng nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ. Khoảng 4 -4,5 % thai phụ có thể phát triển tình trạng này. Nếu mắc phải, cơ thể của thai phụ không thể hoặc giảm sản xuất và sử dụng hormone insulin để kiểm soát đường huyết. Do vậy, khi nồng độ Acid uric cao là dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ tiền sản giật, sản giật là những dấu hiệu rất sớm.
3.Định lượng protein niệu:
Bình thường không có protein niệu trong nước tiểu, hoặc có nhưng với tỷ lệ rất thấp mà kỹ thuật xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Khi xét nghiệm có protein niệu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ cần được quan tâm kiểm soát điều trị dự phòng sớm.
Việc tầm soát protein là xét nghiệm đơn giản dễ làm chi phí thấp. Chỉ cần lấy 10ml nước tiểu buồi sáng, gửi lên phòng xét nghiệm có kết quả ngay sau 45 phút. (trường hợp cần thiết mới lấy nước tiểu 24h).
Nhằm nâng cao chất lượng quản lý thai nghén tại bệnh viện cũng như trên địa bàn. Bệnh viện khuyến nghị khám sàng lọc cho toàn bộ thai phụ có thai từ quý 1 của thai kỳ:
1- Định lượng Sflt 1 (soluble fms - like tyrosine kinase 1- tyrosine kinase)
2- Định lượng PLGF (Placental Growth Factor )
3- Định lượng acid uric
4- Định lượng protein niệu
5- Đo huyết áp và các thăm dò khác nếu cần.
Lấy mẫu: lấy 3ml máu tĩnh mạch không có chất chống đông gửi lên phòng xét nghiệm Sinh hóa, trả kết quả theo lịch trả xét nghiệm thường quy hàng ngày.
Liên hệ: TS.BS Lê Thị Hương Lan (0982.090.308); Ths.Bs Nguyễn Thu Giang (0988.437.610) Email: [email protected] để được giải đáp thông tin