Ethanol Ethanol là thành phần chính có trong hầu hết thức uống có cồn có nguồn gốc từ quá trình lên men carbohydrate với nấm men. Ethanol là chất lỏng không màu trong suốt, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng và vị cay :  Công thức cấu tạo: C2H5OH - Nhiệt độ sôi: 78,5 º C ; Nhiệt độ nóng chảy: 114,1 º C - Tỷ trọng: d=0,789 g/mL Khi uống vào cơ thể, khoảng 20% ethanol được hấp thu ở dạ dày và 80% hấp thu ở ruột non. Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Tại đây, 90% ethanol được chuyển hóa, một phần nhỏ được bài tiết nguyên dạng qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Ethanol được chuyển hóa chủ yếu bởi ADH ở bào tương của tế bào gan tạo thành acetaldehyde. Ethanol gây độc trên hầu hết các hệ cơ quan, một số triệu chứng nhiễm độc có liên quan đến tác dụng của chất chuyển hóa acetaldehyde. Việc lạm dụng rượu có khả năng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, dạ dày, thực quản, ruột, tuy  và  não bộ,

1/. Nguyên lý định lượng ethanol

 Etahnol được định lượng theo phương pháp động học enzym.

 ADH

Ethanol + NAD    ----------------------------------->     acetaldehyde + NADH + H+

 Ethanol  và  NAD  được  chuyển  đổi  thành  acetaldehyd  và  NADH  bởi  ADH (alcoldehydrogenase). Các NADH được hình thành trong quá trình phản ứng làm thay đổi độ hấp thụ, nồng độ ethanol được đo ở bước sóng 340nm.
 2/. Lấy bệnh phẩm như thế nào?

 - Sát trùng vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn không có Ether, cồn..
- Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và EDTA. Ống lấy máu phải đạt tiêu chuẩn và nút đảm bảo chặt , kín. Máu cần chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút. . (Nếu xét nghiệm này được sử dụng để cung cấp một bằng chứng pháp lý sau này khi lấy bệnh phẩm cần có

Người chứng kiến)

 - Máu cần được ly tâm ngay tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.  Bệnh phẩm ổn định 2 ngày ở 15- 25oC, 2 tuần ở  2- 8oC, 4 tuần ở (-15)- (-25)oC. Nếu chống đông bằng Na Fluorid thì bệnh phẩm ổn định được 2 tuần ở 25oC, 3 tháng ở 5oC, 6 tháng ở -15oC.
 3/  Nhận định kết quả như thế nào: Bình thường nồng độ Cồn trong máu bằng : 0

 */  Nồng độ Ethanol  */ Nồng độ Ethanol 10.9 →21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.
 */ Nồng độ Ethanol  > 21.7 mmol/l:  tùy theo nồng độ Ethanol mà bệnh nhân có biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; Thời gian phản ứng chậm, khả năng cảm giác bị biến đổi. Đi đứng loạn choạng, nôn, ý thức lú lẫn → Nói líu, mất cảm giác, rối loạn thị lực→ Giảm thân nhiệt, hạ đường huyết, kiểm soát cơ kém, co giật →Mất ý thức, giảm phản xạ, suy hô hấp
*/Nồng độ Ethanol  > 86.8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng (tử vong)
 4/ Những yếu tố gây sai sót cho kết quả xét nghiệm

- Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi: huyết thanh vàng, tan huyết, huyết …
- Nồng độ cồn trong máu có thể bị tăng lên khi BN dùng đồng thời với các thuốc như: thuốc kháng histamin, barbiturat, chlordiazepoxid, diazepam, isoniazid, meprobamat, opiat, phenyltoin và thuốc an thần.

5/  Lợi ích của xét nghiệm định lượng cồn trong máu.

 Nồng độ cồn trong máu tiến triển theo thời gian: tăng rất cao sau 30 phút – 1h giờ và được thải trừ sau 4-5h.  Trong trường hợp có suy gan: đường biểu diễn cồn trong máu tăng cao hơn và nồng độ định xảy ra sớm hơn (25 phút).  Đường biểu diễn tình trạng tăng lên của nồng độ cồn trong máu xảy ra chậm hơn và ở mức thấp hơn khi hấp thụ rượu xảy ra trong và sau bửa ăn, hay khi hấp thu rượu cùng với đường.  Nồng độ cồn tối đa trong máu được phép theo luật định tại Pháp là 0,8g/L, tuy nhiên, tình trạng say xỉn đã có thể xảy ra từ mức nồng độ 0,5 g/L.  Hôn mê do ngộ độc rượu có thể được đặt ra khi nồng độ cồn trong máu ³ 2,5 g/L (tình trạng này có thể đi kèm với hạ đường máu, hay nhiễm toan ceton do rượu. Tử vong có thể xảy ra khi nồng độ cồn trong máu

Đạt tới ngưỡng 5g/L

*/Theo tiêu chuẩn của Pháp: người lái xe được coi là trong tình trạng say xỉn khi họ có nồng độ cồn trong khí thở > 0,4g/L (được đo 2 lần liên tiếp qua ống thổi) hay khi nồng độ cồn trong máu > 0.8 g/L

*/ Tại Việt Nam: nồng độ cồn trong máu: 0,5g/L (CV số 43 /BHYT- GĐ BHYT )

6/. Các cảnh báo lâm sàng

 Các  Xét nghiệm khác như công thức máu, nồng độ glucose máu và điện giải thường được chỉ định thực hiện cùng với định lượng nồng độ cồn trong máu do một số tình trạng lâm sàng liên quan với các rối loạn nói trên, cũng có thể gây các triệu chứng tương tự như triệu chứng ngộ độc rượu.  Xét nghiệm thực hiện 24/24 giờ; 7/7 ngày trong tuần.

Hệ thống sinh hóa tự động AU 5800

khoa Sinh hóa, bệnh viện trung ương  Thái Nguyên