Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tại Trung tâm Đột quỵ - Siêu nổ hũ số lượng người bệnh điều trị nội trú ngày càng tăng khi rét đậm, rét hại xảy ra trong những ngày gần đây. Hiện nay, Trung tâm đang điều trị rất nhiều người bệnh, trong đó có trên 30 người bệnh bị đột quỵ não nặng, trung bình tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân đột quỵ não mỗi ngày, tăng 30% so với những thời điểm trước.

Thăm, khám trực tiếp cho các người bệnh vào đầu giờ sáng hàng ngày, BSCKII. Bùi Thị Huyền, Trưởng khoa Thần kinh -  Phụ trách TT Đột quỵ cho biết: Chủ yếu đột quỵ trong mùa rét là chảy máu não, nguyên nhân chính là do huyết áp cao, khi thay đổi thời tiết hoặc do người bệnh tiếp xúc môi trường lạnh đột ngột, sẽ gây tăng huyết áp làm vỡ mạch máu não dẫn đến chảy máu não. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh bị nhồi máu não do tắc mạch máu lớn phải can thiệp bằng phương pháp hút huyết khối cũng gia tăng, có ngày tại Trung tâm Đột quỵ thực hiện 5 ca hút huyết khối và tiêu sợi huyết.

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với người cao tuổi thì đột quỵ hay gặp ở những người có các bệnh lý nền như: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ vữa mạch. Đối với người trẻ thì đột quỵ hay xảy ra ở những người có bất thường về mạch máu như: phình mạch, dị dạng động tĩnh mạch…Những nguy cơ như áp lực công việc, Stress kèm lối sống nhanh ít vận động và ăn thức ăn nhanh cũng làm gia tăng các bệnh chuyển hoá và tăng nguy cơ đột quỵ ở tuổi trẻ.

Hình ảnh mạch máu não của 1 bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch não phải hút huyết khối, sau điều trị 3 ngày bệnh nhân đi lại bình thường ra viện

BSCKII. Bùi Thị Huyền cho biết thêm, thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng. Đây được gọi là “thời gian vàng” quyết định sự sống của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Thời gian vàng trong đột quỵ não là 4,5 đến 6 giờ. Vì vậy người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế có khả năng chẩn đoán và xử trí đột quỵ càng sớm thì người bệnh mới có cơ hội sống và trở về với công việc hàng ngày.

Chụp sau khi lấy cục máu đông ra, mạch máu lưu thông tốt

Cục máu đông

Hiện nay, Siêu nổ hũ đã đầu tư các hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy cộng hưởng từ (MR) 1,5 Tesla, chụp CT sọ 128 dãy... qua đó đánh giá được tình trạng tổn thương não cũng như dự kiến được thời gian người bệnh xảy ra đột quỵ, có thể mở rộng thời gian can thiệp hút huyết khối, đã có một số người bệnh được thực hiện hút huyết khối ở thời điểm 12 giờ sau khởi phát đột quỵ tại Trung tâm, kết quả phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

Để phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh nhất là những ngày rét đậm, rét hại hiện nay, BSCKII. Bùi Thị Huyền khuyến cáo: Người dân cần phải thường xuyên khám bệnh, định kỳ ít nhất 1 năm 2 lần để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa mạch... để điều trị dự phòng. Khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là rét đậm rét hại, cần giữ ấm cơ thể và cẩn trọng mỗi khi ra khỏi phòng, hoặc sau khi tắm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột, không nên tập thể dục sớm quá vì thời tiết còn rất lạnh ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt khi có những dấu hiệu đột quỵ như: Méo miệng, nói khó, tê yếu tay chân, đau đầu, nôn nhiều, mất thăng bằng cần kịp thời đến cơ sở y tế có khả năng chẩn đoán và điều trị đột quỵ sớm nhất để kịp “giờ vàng”.